THÔNG TIN CHI TIẾT
Để có thể tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp thì bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm thì bạn cần phải có khả năng xử lý tình huống để đưa ra giải pháp cũng như kỹ năng giao tiếp, thái độ khi tư vấn khách hàng nữa. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn kỹ năng tư vấn thành lập doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Lý do gì cần phải thành lập doanh nghiệp?
Việc thành lập công ty rất quan trọng, sau đây là những lý do chúng tôi khuyên các bạn nên thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để mở công ty?
Để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, vốn, mục đích kinh doanh…., chúng ta cần phải nắm vững bản chất của các loại hình doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản về bốn loại hình doanh nghiệp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường làm việc theo nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty hợp danh.
Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.
Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.Kinh nghiệm nào cần chú ý khi thành lập công ty?
Khi thành lập công ty thì chúng tôi có những kinh nghiệm muốn chia sẻ như sau:
Trên đây là các nội dung tư vấn về kỹ năng tư vấn thành lập doanh nghiệp. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Tín Việt theo thông tin sau đây.
Lý do gì cần phải thành lập doanh nghiệp?
Việc thành lập công ty rất quan trọng, sau đây là những lý do chúng tôi khuyên các bạn nên thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp:
- Việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh
- Chỉ khi thành lập doanh nghiệp, người kinh doanh mới có mã số doanh nghiệp và mã số thuế, có giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Có nghĩa, đã được nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký. Mỗi một đối tác sẽ yên tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp, thay vì một cá nhân nhỏ bé.
- Chỉ doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này. Với các đối tượng khách hàng cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch hóa chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một doanh nghiệp.
- Việc thành lập Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để mở công ty?
Để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, vốn, mục đích kinh doanh…., chúng ta cần phải nắm vững bản chất của các loại hình doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản về bốn loại hình doanh nghiệp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường làm việc theo nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty hợp danh.
Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.
Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.Kinh nghiệm nào cần chú ý khi thành lập công ty?
Khi thành lập công ty thì chúng tôi có những kinh nghiệm muốn chia sẻ như sau:
- Có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí. Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty
- Khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
Trên đây là các nội dung tư vấn về kỹ năng tư vấn thành lập doanh nghiệp. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Tín Việt theo thông tin sau đây.
0 Bình luận
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận