THÔNG TIN CHI TIẾT
Cảm Biến Quang Là Gì?
Cảmbiến quang có ý nghĩa rất lớn trong tự động hóa công nghiệp. Nó có thể phát hiệnnhiều dạng vật thể khác nhau: từ việc phát hiện 1 chai nhựa trên băng chuyền hoặckiểm tra xem tay robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa, và nhiều chứcnăng khác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Cảm biến quang là gì cũng nhưcông dụng và chức năng của nó như thế nào.
Cảm Biến Quang Là Gì?
Cảm biến quang đượcứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nhà máy công nghiệp để phát hiện từ xa vậtthể, đo lường khoảng cách hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng. Tín hiệu quangđược biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot(Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào. Có thể hiểu Cảm biến quang (PhotoelectricSensor, PES) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điệntạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúngsẽ thay đổi tính chất.
Hiệnnay, có các loại cảm biến quang như:
· Cảm biến quang thu phát.
· Cảm biến quang phản xạ gương.
· Cảm biến quang khuếch tán.
Cấu trúc thiết kế
Cấutrúc của cảm biến quang khá đơn giản, bao gồm 3 thành phần chính:
· Bộ Phát sáng
· Bộ Thu sáng
· Mạch xử lý tín hiệu ra.
Công dụng và vai trò
Bộ phát sáng
Ngàynay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light Emitting Diode).
Ánhsáng được phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt đượcánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác (như ánh nắng mặt trời hoặcánh sáng trong phòng).
Cácloại LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED laze. Một số dòng cảmbiến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra cũng có LED vàng.
Bộ thu sáng
Thôngthường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhậnánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biếnquang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC (Application SpecificIntegrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xửlý và chức năng vào một vi mạch (IC). Tất cả các dòng cảm biến quang Omron ra mắtgần đây (như E3Z, E3T, E3F2) đều sử dụng ASIC.
Bộphận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loạithu-phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạkhuếch tán).
Ưu Và Nhược Điểm
Cảmbiến quang có nhiều ưu điểm hơn so với các loại cảm biến khác (cảm biến từ, cảmbiến điện dung ….)
- Cảm biến quang không tiếp xúc trực tiếp vớivật cần phát hiện cho nên tuổi thọ, độ bền sẽ cao hơn.
- Khoảng cách phát hiện của Cảm biến quangkhá xa, việc này cũng giúp ít không nhỏ cho việc thiết kế cũng như lắp đặt.
- Một ưu thế không thể bỏ qua của cảm biến quangđó là phát hiện hầu hết các loại vật thể, vật chất hỗ trợ rất nhiều trong tự độnghóa.
Cácloại cảm biến quang thường dùng như:
- Cảm biến quang Omron.
- Cảm biến quang Sick.
- Cảm biến quang IFM.
- Cảm biến quang Keyence.
- Cảmbiến quang Yamatake.
- Cảm biến quang Sunx…
Mộtsố ứng dụng cơ bản của cảm biến quang thu phát chung: Cảm biến quang thu phátchung dùng để kiểm tra sản phẩm có ngã đổ hoặc có đủ bộ phận chưa (ví dụ: chaicó ngã trên băng truyền hay không, đã có nắp chai hay chưa) trong phạm vi hẹp.
Ngoàira, cảm biến quang thu phát chung còn được sử dụng phổ biến trong việc xác địnhvị trí vật thể trong các băng chuyền tự động.
Điều Chỉnh Độ Nhạy Của CảmBiến Quang
Cácloại Cảm biến quang tiêu chuẩn thường có 2 khả năng chỉnh độ nhạy:
1. Chỉnh Ngưỡng
Ngườisử dụng có thể điều chỉnh mức ngưỡng, là mức ánh sáng đủ để kích hoạt đầu ra.Khi ánh sáng thu được bằng hoặc lớn hơn ngưỡng, sẽ có tín hiệu xuất ra. Trongthực tế, thay đổi ngưỡng sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm khoảng cách phát hiện. Việcchỉnh ngưỡng cũng có thể giúp cảm biến nhạy hơn, phát hiện được vật nhỏ hơn hoặccác vật trong mờ. Một vài nhãn hiệu cảm biến quang có một biến trở vặn vít đểđiều chỉnh ngưỡng. Một số khác còn có nút đặt ngưỡng (teach) để có ngưỡng thíchhợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể.
2. Công Tắc ChuyểnLight-On/Dark-On
Côngtắc L-On/D-On thay đổi tình trạng đầu ra cảm biến.
- Đèn xanh – báo mức ổn định
ĐènLED xanh cho biết cảm biến đang ở tình trạng phát hiện ổn định, nghĩa là tín hiệuON (có) hay OFF (không có) rõ ràng. Đèn này cũng giúp cho việc cài đặt, chỉnh cảmbiến dễ dàng.
- Đèn báo tín hiệu ra vàng cam / đỏ.
ĐènLED vàng cam hay đỏ bật khi có vật thể được phát hiện và có tín hiệu đầu ra.
Cảm biến điện quang đang đóng vai trò rấtlớn trong hệ thống tự động hóa mà không có một thiết bị nào khác có thể thay thếđược. Hi vọng bài viết này đã có thể giúp bạn hiểu thêm được về thiết bị điện đặcbiệt này.
Côngty TNHH Tự Động Hóa Lâm An chuyên cung cấp thiết Tự Động Hóa, Điện – Điện CôngNghiệp
Đểđược tư vấn và có chiết khấu cao nhất vui lòng liên hệ 0902.204.966 (MsLinh) hoặc 0986.643.097 (Mr.Kiên).
Địachỉ phân phối thiết bị tự động hóa uy tín hàng đầu cả nước
- Địa chỉ: số 18 ngách 22/117, phố 8-3, P.Quành Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Văn phòng: số 7 ngõ 174, phố Kim Ngưu, P.Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nôi
- Điện Thoại: 02436321156 - Hotline: 0902.204.966
- Email: kinhdoanh@laman.com.vn
- Website: http://laman.com.vn
0 Bình luận
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận