THÔNG TIN CHI TIẾT
- Tên sản phẩm: GIGABYTE AB350GAMING 3
- Socket: AM4 (1331)
- CPUhỗ trợ: Ryzen, APU thế hệ thứ 7
- Chipset:AMDB350
- Hỗ trợ ép xung: Có
- Số khe cắm RAM: 4 x DDR4 (max 3200 MHz)/kênh đôi
- Số khe PCIe 16x: 3
- Số khe PCIe 1x: 1
- Công nghệ đaGPU: Crossfire
- Giao tiếp lưu trữ: 6 x SATA 3 (Raid 0, 1, 10), 1 x M.2
- LAN: Realtek Gigabit
- Chip âm thanh: Realtek ALC 1220 7.1 kênh
- Số cổng USB: chipset B350 ( 2 x USB 3.1 Gen2, 2 x USB 3.1 Gen1, 2x USB 2.0/1.1),CPU(4 x USB 3.1)
- Kết nối khác: 1 x Ethernet, 1 x PS/2, 5 x jack âm thanh 3.5, 1 x Optical
- Bảo hành: 3 năm
Đánh giá bo mạch chủ GIGABYTE AB350 GAMING 3: LED RGB Fusion
GIGABYTE AB350-GAMING 3 là cái tên khá nổi bật trong số các mẫu bo mạch chủ tầm trung dành cho nền tảng AM4 (Ryzen). Điểm mình đánh giá cao ở sản phẩm này là ngoài những tính năng cơ bản của chipset B350, chúng ta còn có các tính năng đặc trưng đến từ GIGABYTE. Trong số đó có thể kể đến thiết kế cách điệu đẹp mắt cùng khả năng các nhân hoá hê thống đèn LED Fusion theo ý của người dùng.
Thông số kỹ thuật
- Tên sản phẩm: GIGABYTE AB350 GAMING 3
- Socket: AM4 (1331)
- CPU hỗ trợ: Ryzen, APU thế hệ thứ 7
- Chipset: AMD B350
- Hỗ trợ ép xung: Có
- Số khe cắm RAM: 4 x DDR4 (max 3200 MHz)/kênh đôi
- Số khe PCIe 16x: 3
- Số khe PCIe 1x: 1
- Công nghệ đa GPU: Crossfire
- Giao tiếp lưu trữ: 6 x SATA 3 (Raid 0, 1, 10), 1 x M.2
- LAN: Realtek Gigabit
- Chip âm thanh: Realtek ALC 1220 7.1 kênh
- Số cổng USB: chipset B350 ( 2 x USB 3.1 Gen2, 2 x USB 3.1 Gen1, 2x USB 2.0/1.1), CPU (4 x USB 3.1)
- Kết nối khác: 1 x Ethernet, 1 x PS/2, 5 x jack âm thanh 3.5, 1 x Optical
- Bảo hành: 3 năm
Thiết kế đậm chất game thủ
Đèn LED RGB Fusion kép
GIGABYTE AB350 GAMING 3 (mình sẽ gọi tắt là GAMING 3) kết hợp 2 tông màu đỏ đen để đem đến một vẻ ngoài khá bắt mắt, phản phất chất ngầu đặc trưng của game thủ. Thiết kế mạch tụ thật ra không xuất sắc cho lắm nhưng nhìn chung thì cũng giống như các bo cùng phân khúc, không "sạch" nhưng xếp tương đối gọn gàng.
Khu vực socket được "quy hoạch" rất thoáng. Socket AM4 cho phép bo mạch chủ của GAMING 3 tương thích với các bộ xử lý Ryzen và cả AMPU thế hệ thứ 7. Thiết nghĩ thì ở tầm giá khoảng 3 triệu này thì GAMING 3 phù hợp để chơi với Ryzen 5 nhất trong thời điểm APU AMD chưa bán ở Việt Nam. Còn nếu đã chơi Ryzen 7 mà tiếc thêm vài triệu lên X370 thì thật ra là không đáng.
Mình kiểu thiết kế khe RAM của GIGABYTE. Ừ thì dòng phổ thông thế này chúng ta không thể đòi hỏi chuyện gia cố, nhưng việc sử dụng 2 tông màu đỏ đen rõ ràng giúp bạn dễ nhận biết khi cắm. Một số hãng như ASUS cũng làm 2 màu nhưng là đen xám nên nó cứ na ná nhau. RAM cũng là một trong những điểm yếu lớn nhất của Ryzen hiện tại, mình sẽ nói rõ trong phần test hiệu năng sau.
GAMING 3 sử dụng chipset B350 nên chỉ hỗ trợ chạy Crossfire tối đa 3 card AMD Radeon. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất so với chipset X370, vốn hỗ trợ cả SLI lẫn Crossfire. Tuỳ theo nhu cầu mà bạn lựa chon. 2 khe PCIe 16x đầu tiên của GAMING 3 được "bọc thép" luôn, chứ không đơn thuần là gia cố như một số hãng khác. Vì vậy bạn có thể yên tâm mà gắn những card cao cấp với tản nhiệt to nặng. Cùng một số tiền, cá nhân mình ưu tiên dùng một card hơn là chạy SLI hay Crossfire. Ừa thì hiệu năng có thể không bằng nhưng quan trọng nhất là sự ổn định.
Điểm mình đánh giá cao nhất ở GAMING 3 chính là ở hệ thống đèn LED Fusion. GIGABYTE họ sử dụng 2 kiểu đèn LED, loại đánh trực diện cường độ cao và loại phát nhẹ phát đánh ở phía sau. Thiết lập đối xứng nhau, đem lại hiệu ứng rất đẹp mắt. Ngoài ra bạn còn có chân cắm RGB, hỗ trợ các món đồ chơi như dây LED hay cấp điện cho các loại RAM RGB như Geil Evo X.
Cả 2 loại đèn này đều có thể tuỳ biến bằng phần mềm Fusion của GIGABYTE, với màu sắc và kiểu sáng theo ý muốn của bạn. Ở phân khúc này thì hầu hết các hãng lớn như ASUS hay MSI chỉ dùng loại đèn nền nhẹ nhàng chạy quanh viền bo, chỉ có GIGABYTE là dùng đèn LED trực diện. Thật ra thì tuỳ gu mà bạn thích kiểu nào hơn, nhưng không thể phủ nhận sự bắt mắt của hàng GIGA.
Một điểm nổi bật nữa của GAMING 3 là nó cho phép bạn thay đổi miếng mica đặt trước đèn LED. Bạn có thể ra tiệm mica nhờ họ cắt một miếng có kích thước tương tự với hoạ tiết theo ý bạn. Đây là cách cá nhân hoá rất tuyệt vời mà bạn dễ dàng có thể làm được cũng như ít tốn kém chi phí.
Là dòng phổ thông nên hiển nhiên là GAMING 3 không có đèn debug. Tuy vậy GIGABYTE vẫn khá tinh tế khi đặt một cụm đèn báo hiệu ở góc, giúp bạn dễ dàng nhận diện linh kiện nào có vấn đề trong trường hợp máy không boot được.
Phần âm thanh được GIGABYTE chăm chút rất nhiều ở GAMING 3, với chip Realtek 1220 và một loạt các công nghệ bổ trợ. Nổi bật trong đó là công nghệ Smart Headphone Amp cho phép nhận diện điện trở của tai nghe nhằm tối ưu âm thanh.
Trong các kết nối của GAMING 3, nổi bật có một USB mạ vàng mà hãng họ giới thiệu là USB DAC-UP. Điểm đặc biệt của nó là hiệu điện thế có thể được điều chỉnh, đồng thời được thiết kế với mạch cấp nguồn riêng. Đây là cổng sẽ giúp bạn tận dụng tối ưu các thiết bị ngoại vi như chuột, tai nghe, bàn phím, VR headset,...
Nhìn tổng thể, GAMING 3 là một bo mạch chủ có thiết kế và tính năng rất tốt trong tầm giá, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng phổ thộng. Tuy nhiên cũng giống như nhiều bo mạch chủ AM4 hiện nay, vấn đề không nằm ở phần cứng mà là ở việc AMD vẫn còn một số điều cần phải tối ưu cho Ryzen.
Đánh giá nhanh hiệu năng cùng CPU Ryzen 7 1700
Mạnh mẽ nhưng vẫn chưa hoàn hảo
Để bạn tham khảo, mình xây dựng cấu hình thử nghiệm như sau: CPU Ryzen 7 1700, bo mạch chủ GIGABYTE AB350 GAMING 3, GPU MSI GTX 1060 Gaming X 6 GB, 2 x 4 GB Geil Evo X DDR4-3200 (chạy ở 2666 MHz), 120 GB Intel SSD 520, PSU FSP Raider 650.
Bo mạch chủ thực chất chỉ đóng vai trò là trung gian không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng. Thay vào đó nó cho phép bạn tận dụng được hết khả năng của các linh kiện còn lại (CPU, RAM, GPU, HDD, SSD, PSU) để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu bạn chú ý trong cấu hình thử nghiệm của mình, RAM chính là vấn đề lớn nhất mà AMD cần phải khắc phục. Tất các các dòng RAM tốc độ cao hiện nay đều tận dụng XMP, vốn là công nghệ độc quyền của Intel. GAMING 3 cũng có XMP nhưng độ tương thích của nó rất kém, điển hình là cặp Evo X của mình không thể boot và buộc phải chỉnh tay. Cơ mà chỉ lên được 2666 MHz so với mức công bố của 3200 MHz. Đem qua hệ thống Intel thì chạy bình thường.
Bạn có thể tham khảo bài Trải nghiệm AMD Ryzen 7 1700: đa nhân rất mạnh, mát hơn và ít ăn điện hơn để có được cái nhìn tổng quan hơn về Ryzen 7 1700. Ngoài ra nếu muốn tìm hiểu sức mạnh của Ryzen 5 thì có thể tham khảo bài Đánh giá CPU Ryzen 5 1600X – Bản rút gọn của Ryzen 7 1800X, giá chỉ 249 USD.
Kết luận
Tóm tắt ưu nhược điểm của GIGABYTE AB350 GAMING 3
Nguồn: Tinhte.vn
- Brand Gigabyte
- SKU GI431ELAA3RPX3VNAMZ-6728055
- Motherboard Memory Technology DDR4
- Model AB350-Gaming 3
- Warranty Type Local supplier warranty
- Number of Memory Slots 4
- Form Factor Micro ATX
- Warranty Period 3 Years
What’s in the box01 sản phẩm
0 Bình luận
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận