Truyện Kiều (2018) gia re 24h

Truyện Kiều (2018) gia re 24h

331 Xem
65,000 đ 65000

Tags

    THÔNG TIN CHI TIẾT


    • Tóm tắt nội dung
    • Truyện Kiều
    • Vài nét về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du:
    • Nguyễn Du hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) làm tới chức Tể tướng, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là Tam trường (Tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi còn thanh niên vì sớm mồ côi cha và mẹ nên ăn nhờ ở đậu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: Chánh thủ Hiệu úy. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trịnh sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), được cử làm chánh sứ sang Tàu (1813). Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.
    • Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều:
    • Theo Giáo sư Nguyễn Lộc, trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh... là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài Nhân, Trung Quốc gồm 3.254 câu thơ. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận. Ngay sau khi ra đời, truyện được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Bản in cũ nhất hiện còn là dưới thời Tự Đức (1871).
    • Tác phẩm và đóng góp của Truyện Kiều trong đời sống văn hóa:
    • Đoạn trường Tân thanh (Truyện Kiều); Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và hai bài tồn nghi là Sinh tế Trường Lưu nhị nữ (Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu) và Thác lời trai phường nón. Ngoài ra Nguyễn Du còn có ba tập thơ chữ Hán có giá trị. Thanh Hiên tiền hậu tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của nhiều người. Một số bài như Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Long thành cầm giả ca đã thể hiện rõ rệt lòng ưu ái trước vận mệnh con người. Những bài viết về Thăng Long, về quê hương và cảnh vật ở những nơi Nguyễn Du đã đi qua đều toát lên nỗi ngậm ngùi dâu bể. Nguyễn Du cũng có gắn bó với cuộc sống nông thôn, khi với phường săn thì tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ", khi với phường chài thì tự xưng là "Nam Hải điếu đồ". Ông có những bài ca dân ca như Thác lời con trai phường nón, bài văn tế như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, chứng tỏ ông đã tham gia sinh hoạt văn nghệ dân gian với các phường vải, phường thủ công ở Nghệ Tĩnh Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa VN. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ VN. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều, như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh Kiều cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924).
    • Những trang văn nhận định về Nguyễn Du và Truyện Kiều
    • "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc... Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ -Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước". Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là "chuyên gia Truyện Kiều" đã có những trang văn nhận định thú vị: "Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó". Mộng Liên Đường Chủ Nhân (1820) theo bản dịch của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, bình luận: "...Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột... Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy".
    • Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã kịch liệt phê phán Thúy Kiều:
    • "...Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
    • Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
    • Bán mình trong bấy nhiêu năm
    • Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai
    • Nghĩ đời mà ngán cho đời".
    • Nhà thơ nguyễn Khuyến (1905) đã Tống vịnh nàng Kiều rằng:
    • "...Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi
    • Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi"
    • Nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1916) tiếc thương:
    • “ ...Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
    • Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
    • Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn”
    • Nhà thơ Tố Hữu đồng cảm:
    • "...Tiếng thơ ai động đất trời
    • Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
    • Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
    • Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày".
    • Và Chế Lan Viên khẳng định: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn". Giáo sư Nguyễn Lộc nhận định: "Có thể tìm thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ Thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Nguyễn Du trở thành vĩ đại chính vì Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa. Mặc dù xuất thân từ giai tầng quý tộc, nhưng Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống của quần chúng, đã lắng nghe được tâm hồn và nguyện vọng của quần chúng...Thơ Nguyễn Du dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều đạt đến trình độ điêu luyện... Nguyễn Du vẫn chỉ là một nhà thơ dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực".
    • (Theo VNN)


    • Brand Minh Long book
    • SKU PH653MEAA5J0S4VNAMZ-10148463
    • Model Minh Long book
    • Warranty Type No Warranty
    • ISBN/ISSN 8936067599060

    What’s in the box1 sản phẩm

    0 Bình luận

    1. Đăng nhập để gửi bình luận

      Bình luận

    • 0
    • 0
    • 383
    • 0
    • 0
    • 349
    3
    • 0
    • 0
    • 350
    • 0
    • 0
    • 332
    5
    • 0
    • 0
    • 393
    • 0
    • 0
    • 409
    • 0
    • 0
    • 324
    3
    • 0
    • 0
    • 377

    Phím tắt: L hoặc F Like

    Trở về đầu trang